Nhân khẩu Đài_Loan

Bài chi tiết: Nhân khẩu Đài Loan

Phân bổ quần thể

Tháp dân số Đài Loan năm 2016

Người dân có quốc tịch Trung Hoa Dân Quốc bình thường theo thông tục thông thường được nhận "thẻ thân phận quốc dân Trung Hoa Dân Quốc", hộ chiếu, và các giấy chứng minh khác do chính phủ cấp. Người chưa đủ 14 tuổi chưa được cấp thẻ, dựa vào hộ khẩu để chứng minh thân phận. Theo thống kê năm 2013 của Bộ Nội chính Trung Hoa Dân Quốc, toàn bộ nhân khẩu là khoảng 23,37 triệu người, trong đó 59,92% tập trung tại các thành phố trực thuộc trung ương; mật độ dân số là 646 người/km², chỉ sau Bangladesh trong số các quốc gia có dân số từ 10 triệu trở lên[381]. Cư dân chủ yếu cư trú trên đảo Đài Loan, đông nhất là tại đồng bằng miền tây Đài Loan. Ngoài ra, còn có 103.263 người cư trú tại quần đảo Bành Hồ, 135.114 người cư trú tại quần đảo Kim Môn và 12.595 người cư trú tại quần đảo Mã Tổ (cuối tháng 12 năm 2016)[33], ngoài ra còn có vài chục nghìn công dân không có hộ tịch tại Đài Loan[382].

Thành phần dân tộc hiện nay của Trung Hoa Dân Quốc: 98% là người Hán có nguồn gốc từ Trung Quốc đại lục, khoảng 2% là thổ dân Đài Loan nói ngôn ngữ Nam Đảo[383]. 84% người Hán là hậu duệ của những di dân ban đầu từ Trung Quốc đại lục, là những cư dân đã cư trú tại Đài Loan trước khoảng tầm năm 1949 và hậu duệ được gọi là "bản tỉnh nhân"[34]. Cộng đồng này từ thế kỷ XVII bắt đầu di cư từ khu vực đông nam của khu vực Trung Quốc đại lục, có thể phân thành: nhóm dân Mân Nam chiếm 70% tổng nhân khẩu có nguồn gốc từ duyên hải miền nam tỉnh Phúc Kiến, nhóm dân Khách Gia chiếm 13,5% tổng nhân khẩu có nguồn gốc từ khu vực ngoại vi của tỉnh Quảng Đông[384]. 14% dân số di cư từ các tỉnh tại Trung Quốc đại lục sau khoảng tầm năm 1949, theo chính phủ Trung Hoa Dân Quốc dời sang Đài Loan, gọi là "ngoại tỉnh nhân", trong số đó có nhóm dân Phúc Châu về sau chủ yếu cư trú tại quần đảo Mã Tổ.

Nhà truyền thống để giáo dục thiếu niên của người Puyuma.

Thổ dân Đài Loan chiếm 2,33% tổng nhân khẩu, với số lượng 546.698 người, họ được chính phủ phân thành 16 dân tộc chủ yếu[385][386]. Trong đó, các dân tộc Amis, Atayal, Bunun, Kavalan, Paiwan, Puyuma, Rukai, Saisiyat, Sakizaya, Seediq, Thao, Truku, Tsou, Saaroa, Kanakanavu cư trú về phía đông của đồng bằng miền tây Đài Loan, còn dân tộc Yami cư trú trên đảo Lan Tự[387][388].

Ngoài ra, sau khi phát triển giao lưu hai bờ và quốc tế hóa, Trung Hoa Dân Quốc(Đài Loan)hiện có khoảng tầm vài chục nghìn phối ngẫu với người dân tộc ở tại bên Trung Quốc,khoảng tầm hơn 100 nghìn phối ngẫu ngoại quốc cùng với 300 nghìn lao công ngoại quốc, tổng số nhân khẩu ngoại tịch ước tính là khoảng 562 nghìn người. Trong cộng đồng mới này, có khoảng 434 nghìn người đến từ nơi khu vực Đông Nam Á,khoảng 89 nghìn người đến từ 3 khu vực:Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Ma Cao(Trung Quốc)[389]. Ngày nay, Đài Loan dùng cụm từ “cư dân mới” để gọi những cô dâu lấy chồng Đài Loan thay cho cụm từ "cô dâu ngoại quốc", "người di dân".[390]

Ngôn ngữ

Do tuyệt đại bộ phận nhân khẩu là người Hán đến từ Trung Quốc đại lục, do đó chính phủ đưa tiếng Hán tiêu chuẩn hiện đại làm ngôn ngữ chính thức. Sau khi dời sang Đài Loan, trong một thời gian dài chính phủ quy định quốc ngữ dựa trên ngữ âm Bắc Kinh làm ngôn ngữ giảng dạy chủ yếu[391], đồng thời mở rộng truyền bá Trung văn chính thể làm hệ thống chữ viết[392], trong giáo dục cơ sở giảng dạy ngữ văn quốc ngữ chiếm thời gian nhiều nhất[393].

Ngày nay Quốc ngữ Trung Hoa Dân Quốc và Trung văn chính thể vẫn là ngôn ngữ và văn tự dùng trong công văn pháp luật, giảng dạy[393], và chủ yếu trong truyền thông[394]. Tuy nhiên, cộng đồng Mân Nam ngoài tiếng Hán tiêu chuẩn hiện đại còn có tiếng mẹ đẻ là tiếng Đài Loan hoặc thông hiểu nhất định ngôn ngữ này, cộng đồng Khách Gia cũng thường đàm thoại bằng tiếng Khách Gia Đài Loan[395]. Tuyệt đại bộ phận "ngoại tỉnh nhân" sử dụng tiếng Hán tiêu chuẩn hiện đại để giao tiếp[396], song đại đa số cư dân huyện Liên Giang và hương Ô Khâu có tiếng mẹ đẻ tương ứng là tiếng Phúc Châu và tiếng Phủ Tiên[397]. Thổ dân Đài Loan nguyên sử dụng ngữ hệ Nam Đảo, song số lượng biết sử dụng ngôn ngữ tổ tiên ngày càng giảm[398], trong khi tỷ lệ sử dụng tiếng Hán tiêu chuẩn hiện đại tăng lên. Hiện nay, trong số 14 ngôn ngữ thổ dân còn tồn tại, có 5 ngôn ngữ được nhận định gặp nguy hiểm tuyệt diệt[399].

Theo luật bảo vệ bình đẳng ngôn ngữ trong vận tải công cộng, tiếng Mân Nam, tiếng Khách Gia, tiếng Thổ Dân Đài Loan và tiếng Phúc Châu cùng Quốc ngữ Trung Hoa Dân Quốc có địa vị bình đẳng. Phương tiện vận tải công cộng gia tăng truyền thanh bằng tiếng Mân Nam và tiếng Khách Gia, ngoài ra còn thêm tiếng thổ dân và tiếng Phúc Châu tùy theo đặc điểm địa phương. Căn cứ điều tra nhân khẩu năm 2010, số lượng nhân khẩu thường trú từ 6 tuổi trở lên sử dụng Quốc ngữ và tiếng 'Mân Nam' Đài Loan tại nhà lần lượt là 83,6% và 81,9%, 6.6% đối với tiếng Khách Gia và 1,4% đối với các ngôn ngữ thổ dân, song việc sử dụng tiếng Mân Nam, tiếng Khách Gia và tiếng thổ dân giảm thiểu cùng với độ tuổi[400]. Sau khi dân chủ hóa xã hội và một số huyện thị thi hành giáo dục tiếng mẹ đẻ, chính phủ bãi bỏ hạn chế ngôn ngữ giảng dạy. Ủy ban Thi hành Quốc ngữ Bộ Giáo dục cũng chỉnh lý vấn đề bính âm tiếng mẹ đẻ và dùng chữ, đề xuất giảng dạy tiếng Mân Nam, tiếng Khách Gia và tiếng Thổ Dân[401], hy vọng các ngôn ngữ hoặc phương ngữ khác có thể dần hồi sinh thông qua giảng dạy. Ví dụ do bảo hộ sử dụng tiếng Phúc Châu, cấp tiểu học tại quần đảo Mã Tổ có thể thiết kế giảng dạy phương ngữ[392].

Chính quyền Đài Loan còn có dự định sẽ sớm đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính thức thứ hai tại đây, nhằm tăng tính cạnh tranh quốc tế cho quốc gia này.[402]

Tôn giáo

Chùa Mạnh Giáp Long Sơn tại Đài Bắc.

Tôn giáo tại Đài Loan (2005)[403]

  Phật giáo (35.1%)
  Đạo giáo (33.0%)
  Không tôn giáo (18.7%)
  Kitô giáo (3.9%)
  Nhất quán đạo (XTD) (3.5%)
  Thiên đế giáo (XTD) (2.2%)
  Di Lặc Đại đạo (XTD) (1.1%)
  Tại Lý giáo (0.8%)
  Hiên Viên đạo (0.7%)
  Khác (1%)

Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc bảo vệ nhân dân dược hưởng quyền lợi tự do tôn giáo và tiến hành nghi thức tín ngưỡng[404][405]. Do ảnh hưởng từ quá trình di dân, truyền thống tín ngưỡng Phật giáoĐạo giáo của người Hán trở nên thịnh hành và phát triển trong thời gian dài, các đạo Tin Lành, Công giáo La Mã, và Hồi giáo cũng có không ít tín đồ[406]. Căn cứ điều tra nhân khẩu năm 2005, có 18.718.600 người (chiếm 81,3%) có tín ngưỡng tôn giáo, 14%-18% dân số không tín ngưỡng tôn giáo. Điều tra của chính phủ phân loại 26 tôn giáo, các tôn giáo đứng đầu là Phật giáo (8.086.000 người, chiếm 35,1% nhân khẩu), Đạo giáo (7.600.000 người, 33%), Nhất Quán đạo (810.000 người, 3,5%), Tin Lành (605.000 người, 2,6%) và Công giáo La Mã (298.000 người, 1,3%)[407]. "The World Factbook" của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ thì cho rằng trên 93% nhân khẩu tin vào đa thần, kết hợp tôn giáo dân gian, Phật giáo Đại thừa, Nho giáo, sùng bái tổ tiên và Đạo giáo[404], có 4,5% nhân khẩu tin theo Tin Lành, Công giáo La Mã, ngoài ra có 2,5% dân chúng tin theo các tôn giáo khác như Hồi giáo[34][404][408].

Dân cư Đài Loan phổ biến tế bái Quan Thế Âm Bồ Tát, Thích Ca Mâu Ni, Bảo Sinh Đại Đế, Huyền Thiên Thượng đế, Ma Tổ, Ngọc Hoàng Thượng đế, Quan Thánh Đế Quân, Thành Hoàng, Thổ Thần..., dung hợp các tín ngưỡng Phật giáo, Đạo giáo[409][410]. Hiện nay có gần 80% dân chúng tin theo tín ngưỡng dân gian Đài Loan, trên 50% thường tham dự các loại hình nghi lễ tôn giáo[404]. Tư tưởng Nho giáo do Khổng Tử đề xướng là một loại triết học tại Trung Quốc trong quá khứ, một sự kết hợp đạo đức, luân lý, phép tắc trong xã hội thế tục hữu quan, về sau trở thành cơ sở giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa Đài Loan[411]. Đại đa số dân chúng thường kết hợp tín ngưỡng tôn giáo với tư tưởng Nho giáo, qua đó đề xướng quan niệm luân lý đạo đức xã hội[412]. Ngoài ra, thổ dân Đài Loan là cộng đồng chủ yếu theo Tin Lành, với trên 64% số lượng dân chúng thổ dân tin theo, nhiều nhà thờ trở thành dấu hiệu rõ rệt nhất của bộ lạc[413]. Tính đến năm 2008, khu vực Đài Loan tổng cộng có 14.993 chùa miếu và giáo đường, gồm 11,731 chùa miếu thờ thần Đạo giáo, 3.262 giáo đường, bình quân mỗi 1500 thị dân lại có một địa điểm tôn giáo có thể cung phụng và sùng bái[414].

Thành phố lớn nhất của Đài Loan
nguồn
HạngTênKhu hành chínhDân số

Tân Bắc

Đài Trung
1Tân BắcTân Bắc4.000.164
Cao Hùng

Đài Bắc
2Đài TrungĐài Trung2.809.004
3Cao HùngCao Hùng2.773.229
4Đài BắcĐài Bắc2.661.317
5Đào ViênĐào Viên2.230.653
6Đài NamĐài Nam1.883.078
7Tân TrúcTân Trúc446.701
8Cơ LongCơ Long369.820
9Gia NghĩaGia Nghĩa268.474
10Chương HóaChương Hóa232.505

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đài_Loan http://120.126.122.251/ntpu_dep/user_file/001596.p... http://140.115.123.30/gis/globalc/CHAP0607.htm http://www.taiwanholidays.com.au/taiwan-markets-op... http://tlweb.latrobe.edu.au/humanities/screeningth... http://www.dfat.gov.au/geo/taiwan/taiwan_brief.htm... http://http-server.carleton.ca/~bgordon/Rice/paper... http://orientaldaily.on.cc/cnt/news/20130603/00176... http://www.seismo.ethz.ch/static/gshap/eastasia/ http://niis.cass.cn/upload/2012/12/d20121201092029... http://cpc.people.com.cn/GB/69112/75843/75874/7599...